Xương khớp kêu lục cục có sao không? 

Ngày đăng 25/10/2023
Biên tập Biên tập:

Đau xương khớp là tính trạng dễ gặp phải ở mỗi người. Vậy có phải cứ đau xương khớp là có tiếng kêu rắc rắc hay lục cục không? Cùng An Thịnh Đường tìm hiểu xem xương khớp kêu là dấu hiệu của bệnh gì nhé

1. Nguyên nhân xương khớp kêu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng xương khớp kêu: 

1.1. Thoái hóa khớp

Xương khớp kêu thường gặp ở người lớn tuổi, do sụn khớp bắt đâì bị lão hóa. Tình trạng này thường đi kèm với các dấu hiệu khác như đau khớp khi vận động, khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, khoanh chân, ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.

Thoái hóa khớp

Tuổi càng cao, hiện tượng lão hóa khớp càng mạnh. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp khác như di truyền, béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp.

1.2. Khô dịch khớp

Dịch khớp gối là chất nhầy có tác dụng bôi trơn các đầu xương và sụn, giúp các khớp cử động linh hoạt. Tuy nhiên càng lớn tuổi, dịch khớp gối càng khô khiến các đầu xương và sụn cọ xát vào nhau gây ra tiếng xương khớp kêu. Đồng thời gây ra tình trạng đau nhức và giảm khả năng vận động.

Khô dịch khớp

1.3. Chấn thương

Các chấn thương có thể khiến sụn khớp – lớp đệm bao bọc các đầu xương bị hư hại. Lúc này, do không còn sụn bọc nên các đầu xương sẽ tiếp xúc, cọ xát vào nhau làm phát ra âm thanh. Ngoài việc làm cho các khớp xương phát ra tiếng kêu, tình trạng này còn gây ra hiện tượng đau buốt, nhức mỏi và sưng tấy ở các đầu xương.

Chấn thương

1.4. Đầu gối kêu răng rắc do gai khớp

Viêm khớp gối và thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến gai khớp. Khi gai xương hình thành, chúng sẽ chèn áp lên các dây thần kinh và đâm vào các mô mềm bên cạnh. Do đó người bị viêm khớp gối thường bị hành hạ bởi các cơn đau, ngay cả khi không vận động. 

Gai khớp gối

Đồng thời, gai khớp gối cũng làm sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp giảm, gây nên tình trạng khô khớp. Vì vậy, khi người bệnh di chuyển, 2 đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, khiến xương khớp gối kêu rắc rắc, lục cục kèm theo các cơn đau dữ dội.

1.5. Biểu hiện vô hại 

Nếu khớp phát ra tiếng động nhưng không khiến bạn khó chịu hoặc không đi kèm dấu hiệu nào khác thì đây là tình trạng bình thường, không gây nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do các túi chứa dịch bên trong khớp bị kéo căng một cách bất ngờ khi bạn vận động.

2. Xương khớp kêu răng rắc có nguy hại không?

Việc xương khớp kêu có thể có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, quý vị không nên coi thường tình trạng này, đặc biệt là khi tiếng kêu từ xương khớp kết hợp với các dấu hiệu khác như đau đớn, sưng to, đỏ ửng, hoặc hạn chế vận động…

Để xác định rõ hơn tình trạng, bạn nên tới bệnh viện hoặc một phòng khám chuyên về chăm sóc xương khớp để được kiểm tra kỹ lưỡng. Tại đó, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng, đặt câu hỏi về sử dụng động cơ và thực hiện một loạt xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề.

Sau khi đặt ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, dựa trên nguyên nhân cụ thể, có thể bao gồm sử dụng thuốc, can thiệp phẫu thuật, liệu pháp vật lý, hoặc hướng dẫn các biện pháp tự chăm sóc tại nhà… 

3. Cách phòng ngừa tình trạng xương khớp kêu

Để ngăn ngừa tình trạng xương khớp kêu, bạn nên chú ý tới chế độ sinh hoạt của bản thân.

3.1. Luyện tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe ở mỗi cá nhân. Không những giúp rèn luyện cơ thể dẻo dai còn giúp nâng cao sức khỏe cơ xương khớp. Bạn có thể thiết lập các thói quen thể dục thể thao qua các bộ môn như: cầu lông, đạp xe, đi bộ, gym,… 

3.2. Bổ sung các vitamin tốt cho xương khớp

Xương khớp cũng như cơ thể chúng ta vậy, nó cần liên tục nạp chất dinh dưỡng để phát triển và duy trì khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu canxi, magie, photpho… để giúp xương hấp thụ canxi tốt và duy trì khỏe mạnh.

Bên cạnh đó có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe.

3.3. Sinh hoạt đúng tư thế

Ngồi sai tư thế, khom lưng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, các thói quen xấu như bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn người mạnh, gập lưng khi mang vác đồ nặng cũng tác động xấu đến hệ cơ xương khớp của bạn.

Giữ lâu một tư thế hay bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) làm khớp dễ bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. 

3.4. Có chế độ ngủ nghỉ điều độ

Khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ có thời gian để tái tạo năng lượng. Làm việc hoặc vận động liên tục trong thời gian dài sẽ khiến các khớp dễ bị tổn thương hơn. Do đó, bạn nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi của mình, tránh tình trạng lao lực, làm việc quá độ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nghỉ ngơi điều độ

Mọi người hãy chú ý nếu thấy xương khớp kêu, không nên chủ quan. Bên cạnh đó hãy chăm sóc xương khớp thật tốt mỗi ngày. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

>> Xem thêm: Ung thư xương: Nguyên nhân – Dấu hiệu – Cách phòng ngừa bệnh