Đau lưng nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày đăng 31/10/2023
Biên tập Biên tập:

Đau lưng là tình trạng thường xuyên xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đau lưng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú là việc, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày. 

1: Các vị trí đau lưng thường gặp

Triệu chứng chính của đau lưng là cảm giác đau nhức, khó chịu khi kích hoạt bất kỳ vị trí nào trên lưng. Một số trường hợp cơn đau còn lan tới mông, chân hoặc cánh tay. Tình trạng cơn đau lan tới các bộ phận khác trong cơ thể sẽ tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. 

Đau lưng

1.1: Đau lưng trên

Tình trạng này thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn. Trường hợp thường gặp nhất là ở đốt sống ngực (T1 – T12). Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và biến mất hay kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ…

1.2: Đau lưng dưới

Xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, thừa cân, béo phì, chuyển động đột ngột. mang vác vật nặng,… Nếu không điều trị sớm, người bệnh phải chịu các cơn đau dai dẳng đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ, căng tức khó chịu.

1.3: Đau lưng giữa

Đây là trường hợp thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hay dữ dội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hay tay, chân…

1.4: Đau lưng một bên

Cơn đau chỉ xuất hiện một bên lưng. Đây thường là dấu hiệu cho thấy sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị tận gốc

2: Đau lưng có thể là bệnh gì?

2.1: Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Theo thống kê của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ có đến 85% người trên 60 tuổi ở nước này mắc bệnh. Tuy nhiên những năm gần đây độ tuổi mắc thoái hóa cột sống thắt lưng có xu hướng trẻ dần. Thường xuất  hiện ở những người làm công việc văn phòng, ít vận động, người có chế độ dinh dưỡng không tốt. 

Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh:

  • Buổi sáng thức dậy sẽ cảm giác cứng cột sống, nhất là khi vào mùa lạnh, người bệnh rất khó xoay người hay ngồi dậy
  • Yếu chân, tê nhức chân, đau theo rễ dây thần kinh
  • Hẹp ống sống, đau cách hồi thần kinh: cơn đau xảy ra dọc theo dây thần kinh tọa, nghiêm trọng hơn khi đi lại và giảm khi nghỉ ngơi
Thoái hóa cột sống

Một số biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời:

  • Đau dây thần kinh tọa
  • Biến dạng cột sống: cong lưng, gù lưng gây mất thẩm mỹ
  • Teo cơ
  • Tàn phế, bại liệt
  • Triệu chúng ở mắt như sợ ảnh sáng, giảm thị lực, mắt sưng đau thường xuyên, thậm chí nghiêm trọng hơn gây mù. 

2.2: Thoát vị đĩa đệm

Đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế, người thừa cân, người có tiền sử gia đình đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ thường xuất hiện tại khu vực:

  • Đau nhức cổ vai gáy, có thể lan xuống một hoặc cả hai cánh tay, các ngón tay và bàn tay. 
  • Trong khi ở cột sống lưng, bệnh nhân thường trải qua đau mạnh ở vùng thắt lưng, đau có thể lan tỏa xuống hông và đùi, tiếp tục trải dọc xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. 
  • Người bệnh thường trải qua các triệu chứng khác như tê tay và chân, ban đầu có thể cảm giác giống như bị châm chích hoặc như kiến bò, nhưng theo thời gian, các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các hoạt động cầm nắm.
Thoát vị đĩa đệm

Các biến chứng có thể gặp phải khi không điều trị kịp thời:

  • Hội chứng đuôi ngựa: do dây thần kinnh cùng thắt lưng bị chèn ép ⇒ việc đi đại tiện không kiểm soát được
  • Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
  • Rối loại cơ vòng: khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu, bí tiểu, sau đó lại đái dầm, nước tiểu chảy rỉ 1 cách thụ động
  • Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút

2.3: Hẹp ống sống

Ở những bệnh nhân mắc phải hẹp ống sống thắt lưng, đau thường xuất hiện khi họ thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy, leo cầu thang hoặc thậm chí chỉ đơn giản là đứng. Đây là loại đau thường được gọi là đau cách hồi. Điều đáng lưu ý là đau không giảm bớt khi người bệnh nằm yên. Tuy nhiên, nó có thể giảm đi khi họ cúi xuống hoặc ngồi (mặc dù một số dị cảm vẫn có thể tồn tại). Khi đi bộ lên dốc, đau thường ít hơn so với việc đi bộ xuống, do vị trí nghiêng trước cơ thể.

Hẹp ống sống

Bệnh nhân có thể trải qua nhiều triệu chứng bao gồm đau, dị cảm, yếu đuối cơ bắp và sự suy giảm của phản xạ khi các rễ thần kinh bị ảnh hưởng.

Rất hiếm khi, việc ép chèn nhanh chóng lên rễ thần kinh do hẹp ống sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm lớn có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa, làm mất chức năng nửa chân xa và cảm giác xung quanh khu vực đáy chậu và hậu môn (gây tê yên). Ngoài ra, điều này có thể dẫn đến rối loạn chức năng của bàng quang và ruột. Khác biệt với tổn thương tủy sống, trương lực cơ và phản xạ gân xương giảm sút ở chân.

2.4: Vẹo cột sống

90% trường hợp bị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân, một số ít trường hợp mắc cong vẹo cột sống là do các nguyện nhân như bệnh cơ, bệnh thần kinh, những bất thường bẩm sinh của cột sống, loạn dưỡng cơ, chấn thương. 

Vẹo cột sống được chia làm 4 loại:

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về 1 bên trái hoặc phải.
  • Vẹo cột sống thần kinh: dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy là sự thay đổi tư thế
  • Vẹo cột sống dính khớp: thường gặp các triệu chứng đau nhức, cứng khớp ở lưng, ngứa râm ran chân hoặc nhức chân khi đi bộ
  • Vẹo cột sống triệu chứng: triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.
Vẹo cột sống

Hậu quả của cong vẹo cột sống:

  • Độ 1: hình thể vẹo không thấy rõ ràng, khó phát hiện, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
  • Độ 2: đứng thẳng nhìn từ phía sau lưng thấy cong vẹo cột sống, ở mức độ này bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
  • Độ 3: đây là mức độ nặng nhất, thấy rõ tư thế lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Ngoài ra còn gây biến dạng khung chậu ảnh hưởng đến việc sinh con của nữ giới.

2.5: Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh toả là một tình trạng phổ biến thường có nguyên nhân đa dạng như viêm, ép chèn dây thần kinh, và nhiều nguyên nhân khác. Bệnh này thường thể hiện rõ ràng qua các triệu chứng và gây đau đớn cùng với sự cản trở nghiêm trọng đối với việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Do đó, việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời là hết sức quan trọng.

Đau thần kinh tọa thường gặp ở người từ 30 – 50 tuổi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa:

  • Chấn thương: Chấn thương vùng lưng dưới hoặc cột sống sẽ làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
  • Lão hóa: Với quá trình lão hóa tự nhiên, các mô xương, đĩa đệm cột sống sẽ bị mài mòn dần, dẫn đến tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh do những thay đổi, dịch chuyển của xương, đĩa đệm và dây chằng.
  • Thừa cân: Cột sống giống như một cần trục thẳng đứng, cơ bắp đối trọng. Do đó, trọng lượng cơ thể càng lớn, cơ lưng sẽ càng phải hoạt động nhiều hơn. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến căng cơ lưn, gây tổn thương dây thần kinh tọa và một loạt các vấn đề khác.
  • Thường xuyên nâng vật nặng: Những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở thắt lưng, trong đó có chứng đau thần kinh tọa.
  • Sai tư thế khi hoạt động thể chất: Dây thần kinh tọa dễ bị tổn thương khi tập luyện thể dục thể thao sai tư thế, đặc biệt là trong bộ môn nâng tạ.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh tọa.
  • Viêm xương khớp: Tình trạng viêm xương khớp có thể gây tổn thương cột sống và các dây thần kinh.
  • Có lối sống lười vận động: Ngồi lâu, không tập thể dục sẽ làm giảm khả năng linh hoạt và săn chắc của cơ bắp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng đau dây thần kinh tọa.
  • Hút thuốc: Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng mô cột sống, làm yếu xương và đẩy nhanh quá trình bào mòn đĩa đệm đốt sống.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: cứng cột sống; teo cơ vận động; đại, tiểu tiện mất kiểm soát; bại liệt chi dưới.

Để đảm bảo cho sức khỏe tốt, bạn hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt của bản thân, đi khám định kỳ để phát hiện ra các bệnh sớm nhất có thể. Việc phát hiện và khám chữa bệnh kịp thời sẽ giúp giảm tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm, tiết kiệm tiền bạc…